Giao hàng miễn phí đơn hàng trên 500.000 vnđ
Khám phá bí mật loài ong: Mật ong là gì, Ong làm ra mật như thế nào?
Tác giảDương Tuấn

Mật ong là chất ngọt do ong thợ hút các dịch ngọt từ các bộ phận sống của cây như lá, hoa, chồi… sau đó được bổ sung thêm enzim chế biến và luyện thành.

Mật ong được biết như một ‘vị thuốc quý’ được sử dụng hàng ngàn năm qua và mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng mật ong nhiều bạn đã biết mật ong là gì được ong làm ra như thế nào chưa? cùng Honeco tìm hiểu trong bài viết này nhé

Mật ong là gì?

Mật ong là chất ngọt do ong thợ hút các dịch ngọt từ các bộ phận sống của cây như lá, hoa, chồi… sau đó được bổ sung thêm enzim chế biến và luyện thành.

Thế nào là Mật hoa, mật lá, mật côn trùng nơi bắt đầu của mật ong
Vậy là bạn đã hiểu mật ong là gì rồi đúng không? Tất cả các loại mật ong đều bắt đầu từ mật hoa, mật lá, mật con trùng được ong thu thập bên ngoài rồi mang về tổ luyện thành.

1. Mật hoa (Nectar)

Mật hoa là dịch ngọt tiết ra từ tuyến mật của hoa (tuyến mật của hoa thường thấy trên đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa đực và nhụy hoa cái) nhằm thu hút côn trùng đến thụ phấn.Tuyến mật của hoa sâu hoặc nông có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu mật của ong. Những giống ong có vòi dài thì khả năng thu mật sẽ dễ dàng và nhiều hơn. Một trong các lí do khiến việc nuôi ong nội (Apis cerana) cho năng suất mật thấp hơn ong ngoại (Apis mellifera).

Ong thích lấy mật ở những hoa có hàm lượng đường cao và nở tập trung.

Ngoài ra độ đặc của mật cũng ảnh hưởng đến khả năng hút mật hoa của ong: Nếu quá đặc (>70% đường) ong khó hút mật, nếu quá loãng ong mất nhiều lần vận chuyển về tổ và mất nhiều năng lượng để chế biến từ mật hoa thành mật ong. Ong thích lấy mật ở những hoa có hàm lượng đường cao và nở tập trung.

2. Mật lá (Nectar Leaf)

Mật lá là dịch ngọt tiết ra từ tuyến mật nằm ở lá, kẽ lá, thân cây (phổ biến nhất là kẽ lá). Nguồn mật lá rất đa dạng, phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như: Mật lá từ cây keo (nằm ở cuống lá), mật lá từ cây cao su (tiết ra gần cuống lá), mật lá từ cây thông (nằm ở kẽ nụ).

Trang trại khai thác mật ong được lấy từ lá keo của Honeco

Mật ong được lấy từ dịch lá chiếm khoảng 65-70%, là nguồn mật chính cho ngành xuất khẩu mật Việt Nam, riêng mật ong từ lá chiếm sản lượng từ 35 – 40% tổng sản lượng mật ong Việt Nam, đứng đầu so với các loại khác.

3. Mật côn trùng

Một số loài côn trùng như rệp mật, rận cỏ, … cũng có khả năng tạo mật bằng cách hút nhựa cây. Mật do chúng tạo ra dính trên lá cây cũng là một nguồn được ong mật thu thập, mặc dù không nhiều. Nguồn này cũng có thể được gọi là mật lá.

Thông thường, người ta dùng chung từ “Mật hoa” để phân biệt với “mật ong”.

Mật ong là gì? Cách ong tạo ra mật ong

Một đội quân ong thợ sẽ bay đi hút mật (mật hoa, mật lá), hút khi nào đầy diều sẽ mang về tổ. Khi mang mật hoa về đến tổ sẽ có đội quân ong thợ khác tiếp nhận mật hoa ở vòi mật của nó và nuốt vào trong diều của mình. Mật hoa trong diều của con ong tiếp nhận mật được nhào trộn 120 – 240 lần, sau đó chúng tìm lỗ tổ ong còn trống nhỏ giọt mật vào.

Tuy nhiên, loại mật này chưa đạt độ chín, vì mới luyện nên sẽ chứa nhiều nước 40-80%. Để có được mật ong hoàn chỉnh, con ong phải thực hiện quá trình làm sánh mật, khi nào mật ong sánh lại chỉ còn 18-20 % nước thì mới đạt chuẩn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng để tạo ra 100g mật, con ong phải có 12.000 – 15.000 chuyến vận chuyển mật hoa và muốn có mật đầy diều được một chuyến con ong phải hút mật của 75 – 85 bông hoa.

Quá trình cô đặc mật ong được ong thợ thực hiện theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: quá trình hút nước của diều khi giọt mật đang ở trong diều (các tế bào của thành diều hút nước chuyển thành hồng bạch huyết, qua ống Marnphighi vào ruột để bài tiết ra ngoài).

Giai đoạn 2: Các chú ong sẽ di chuyển giọt mật trên miệng lỗ tổ, việc di chuyển giọt mật từ lỗ tổ này qua lỗ tổ khác sẽ khiến quá trình bốc hơi diễn ra nhanh chóng.

Giai đoạn 3: một số con ong thợ làm nhiệm vụ vỗ cánh tạo ra gió để tăng sự bốc hơi trong mật non. Mỗi con ong cần vỗ cánh 26.400 lần trong một phút để góp phần tăng nhanh bốc hơi nước trong mật.

Khi mật ong trong lỗ tổ đạt đến độ già (18 – 20% nước) thì con ong dùng sáp ong vít nắp lỗ tổ lại. Như vậy là con ong đã hoàn thành quá trình chế tạo mật hoa thành mật ong và mật này được gọi là mật chín (ripe honey).

Tùy thuộc vào nguồn mật, mật ong sẽ có hương thơm, màu sắc, mùi vị, tính chất đặc trưng riêng.

Bài viết trên đây là nguồn tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu trong  và ngoài nước cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong nghề nuôi ong lấy mật của Honeco. Qua bài viết của chúng tôi bạn đã hiểu mật ong là gì, cách tạo ra mật ong như thế nào. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn hiểu hơn về mật ong.

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận