Giao hàng miễn phí đơn hàng trên 500.000 vnđ
Tìm hiểu 6 loài ong mật có mặt tại Việt Nam hiện nay
Tác giảDương Tuấn

Trên thế giới có tất cả 9 loài ong mật, 8 loài trong số đó sinh sống ở khu vực châu Á và trong số 8 loài này có 6 loài xuất hiện ở Việt Nam. Cùng Ong Tam Đảo – Honeco tìm hiểu 6 loài ong mật có mặt tại Việt Nam hiện nay.

6 loài ong mật có mặt tại Việt Nam hiện nay

Ong là loài côn trùng được tìm thầy ở hầu hết các khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực như Châu Á, Trung và Nam Mỹ,… nơi có khí hậu nóng ẩm, phù hợp với điều kiện sống của chúng.

Đa số các loài ong đều có tập tính xã hội cao vì vậy chúng thường xây tổ và sống theo đàn với số lượng lớn, có thể lên đến hàng chục ngàn cá thể được phân công công việc rõ ràng theo vai trò của từng nhóm cá thể trong tổ.

Ong thường làm tổ trên các thân cây, bụi rậm, kẽ đá, trần nhà, mái hiên, thậm chí dưới lòng đất hoặc trong các thùng ong do con người tạo ra với mục đích khai thác các sản phẩm ngành ong.

Có khoảng 20.000 loài ong khác nhau trên thế giới, song phổ biến và được con người khai thác nhiều nhất là ong mật. Ong mật là loài côn trùng thụ phấn hàng đầu, ít nhất một phần ba số lượng thực phẩm con người sử dụng hàng ngày là sản phẩm cây trồng được thụ phấn bởi loài ong.

Tìm hiểu về 6 loài ong mật có mặt tại Việt Nam hiện nay
Tìm hiểu về 6 loài ong mật có mặt tại Việt Nam hiện nay

Trên thế giới có tất cả 9 loài ong mật, 8 loài trong số đó sinh sống ở khu vực châu Á và trong số 8 loài này có 6 loài xuất hiện ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu những loài ong mật có mặt tại Việt Nam dưới đây:

1. Apis dorsata (Ong khoái, ong gác kèo, ong mật khổng lồ Đông Nam Á)

Loài phổ biến, làm tổ ngoài trời trên thân cây cao, vách đá, chưa được thuần hóa, thân hình to lớn (ong thợ dài trung bình 1,7-2cm). Xây tổ mở với 1 bánh tổ duy nhất, kích thước có thể lên tới 150cm (dài) x 70 cm (rộng). Mỗi tổ có thể chứa 4-6 kg mật, Phân bổ hầu khắp Việt Nam, trừ lưu vực đồng bằng sông Hồng.


Ong Khoái

2.  Apis laboriosa (Ong đá)

Loài quý hiếm, tổ đa tầng, trên các vách đá cao 2500 -3000m, không thuần hóa. Kích thước khổng lồ (ong trưởng thành dài 3cm). Một tổ có thể chứa 60 kg mật, phân bổ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. (Ở Himalaya, mật ong đá còn được gọi là mật ong điên do có chứa chất gây ảo giác, do ong đá thu thập mật của hoa đỗ quyên trắng)


Tổ ong đá

3. Apis andreniformis (Ong ruồi đen)

Hiếm gặp, thích ngoài trời, chưa thuần hóa. Kích thước nhỏ nhất (0,65 -1 cm). Làm tổ đơn vưới 1 bánh tổ duy nhất.


Ong ruồi

4 Apis florea (Ong ruồi đỏ, ong ruồi mật)

Phổ biến, chưa thuần hóa, thích ngoài trời, nhỏ, màu đỏ (chiều dài từ 0,7 đến 1 cm).. Xây tổ trên cành, tổ đơn 1 bánh tổ. Tập tính di chuyển sáp ong ra khỏi tổ cũ để xây tổ mới (cách tổ cũ 200m). Phân bổ khắp Việt Nam, chủ yếu là miền Nam.


Ong ruồi đỏ

5. Apis cerana (Ong Nội)

Loài phổ biến, đã được thuần hóa, kích thước trung bình. Tụ đàn nhỏ (5-6 cầu/đàn, 6000 -7000 cá thể/đàn. Xây tổ gồm nhiều bánh tổ ở nơi kín đáo. Sản lượng mật ong thường bằng 1/4 ong ngoại do tụ đàn nhỏ, phạm vi tìm kiếm hoa trọng phạm vi hẹp (bán kính 2km). Phân bổ khắp Việt Nam, trừ khu vực U Minh, Cà Mau.


Trang trại ong nội Honeco tập trung khai thác mật từ cây keo, cao su,…

6. Apis mellifera (Ong Ngoại, Ong Ý)

Loài phổ biến, làm tổ trong hang, hốc, kích thước trung bình. Chiếm hơn 70% số đàn ong mật được nuôi thương mại ở Việt Nam.


Trang trại ong ngoại Honeco

Việt Nam có 6 loại ong mật nhưng chỉ có 2 loại thuần chủng được và được nuôi thương mại hóa là Apis cerana (Ong Nội) và Apis mellifera (Ong Ngoại, Ong Ý), đây cũng là hai giống ong mà Ong Tam Đảo – Honeco nuôi để khai thác mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa. Hiện tại chúng tôi có hơn  20 nghìn đàn ong nội và ong ngoại, 45 trang trại ong khai thác khắp cả nước.  Hy vọng với bài viết tìm hiểu về 6 loài ong mật có mặt tại Việt Nam đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về loài ong mật.

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận